Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Games op je Mobiel? 1 GRATIS! Klik hier

Khi trí nhớ... suy tàn

Chứng đãng trí (hay quên)
ngày nay không chỉ là “độc
quyền” của những người có
tuổi hay những bệnh nhân
tâm thần. Nó đang lây lan
rất nhanh sang người trẻ và
trở thành một vấn đề của xã
hội hiện đại.
Bệnh của người trẻ
Đang giờ nghỉ trưa, điện
thoại văn phòng bỗng reo
vang, Mai Hương miễn cưỡng
với ống nghe. Thùy Mai, cô
bạn đồng nghiệp đang cầu
cứu cô. Thùy Mai chạy xe
máy về nhà ăn trưa mà quên
đội mũ bảo hiểm. Khi cảnh
sát giao thông tuýt còi dừng
xe thì cô mới ngó ra là chiếc
túi xách tay đựng tư trang,
tiền bạc, giấy tờ và cả chìa
khóa nhà của mình vẫn còn
để ở ngăn tủ cá nhân!
Cái chuyện đãng trí của Thùy
Mai chiều ấy trở thành đề tài
“tám” sôi nổi trong văn
phòng mà thật đáng ngạc
nhiên là những phụ nữ mới
chỉ trên dưới ba mươi chị
nào cũng có chuyện để góp.
Chuyện cắm nồi cơm mà
quên bật nút nấu, gửi xe ở
bãi mà cứ cắm nguyên chìa
khóa, chạy xe qua lối rẽ về
nhà, quên mua vở bài tập
cho con... kỳ lạ thay lại là
“chuyện thường ngày ở
huyện” với rất nhiều người
chưa từng mang tiếng đoảng
vị!
Có chị đi làm quên khóa cửa
nhà, lại có chị từng quên cả
việc phải đón con ở lớp học
tiếng Anh buổi tối. Có chị
không chỉ quên lịch họp, mà
còn không thể nhớ được tên
đối tác dù người đó vừa tự
giới thiệu trước đó mấy
phút...
Có một sự thực đáng giật
mình là càng ngày càng có
nhiều người trẻ mắc chứng
hay quên. Với một số chị em
thì đó là hệ quả của chứng
suy giảm trí nhớ sau thời kỳ
mang bầu và sinh con.
Nhưng ngay cả với nhiều phụ
nữ chưa lập gia đình thì
chứng đãng trí cũng không
ngừng tấn công họ.
Cuộc sống bận rộn nhiều áp
lực đã khiến chứng sa sút trí
nhớ nhanh chóng trở thành
một căn bệnh thời đại. Giai
đoạn sớm của sa sút trí nhớ
là làm giảm trí nhớ gần,
nghĩa là quên những chuyện
vừa mới xảy ra nhưng lại nhớ
rất tốt những chuyện đã lâu.
Mọi hoạt động xã hội chưa bị
ảnh hưởng nhiều nên họ
không nghĩ là mình có bệnh.
Nếu không được can thiệp
kịp thời hay gặp thêm những
tình huống khó khăn hay bức
xúc, bệnh sẽ nặng dần lên và
chuyển sang giai đoạn giữa:
giảm khả năng thực hiện
những công việc hàng ngày,
không thể nhớ được những
thông tin mới và mất khả
năng định hướng về không
gian, thời gian, suy giảm khả
năng phán đoán, tăng nguy
cơ té ngã và mất dần khả
năng nhận thức.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh
sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ,
mất khả năng vận động,
phản xạ và cơ thể phát sinh
các biến chứng: mất nước,
kém dinh dưỡng, viêm phổi,
loét da... Kết cục là họ sẽ tử
vong vì những bệnh nhiễm
trùng.
Chủ quan dễ bệnh nặng
Nhưng thật đáng tiếc là hầu
hết những người phải đối
mặt với chứng sa sút trí nhớ
ở giai đoạn đầu lại rất chủ
quan không coi đó là một
chứng bệnh nên chẳng bao
giờ họ nghĩ tới chuyện phải
gặp bác sĩ vì mấy cái sự nhớ
nhớ quên quên cỏn con. Bác
sỹ Nguyễn Minh Tâm, khoa
Thần kinh Bệnh viện Hòa Hảo
(Tp.HCM), cho biết: Nhiều
người cho rằng trí nhớ có thể
tự phục hồi mà không hiểu
rằng cùng với tuổi tác và các
tác nhân ngoại cảnh khác
(rượu, thuốc lá, stress...) trí
nhớ ngày càng rời xa họ với
tốc độ nhanh hơn và di
chứng mà chúng để lại cũng
ngày một tồi tệ hơn.
Bà Nguyễn Thị Thương, Giám
đốc Trung tâm tư vấn tâm lý
S.D.C (Q. Tân Bình) lại cho
rằng khái niệm gặp bác sỹ
hay chuyên gia tư vấn
thường xuyên và kịp thời với
người Việt nói chung còn rất
xa lạ, nếu không muốn nói là
xa xỉ. “Hầu hết họ đều sợ
mang tiếng là mắc bệnh tâm
thần”.
Là một chuyên gia tư vấn
nhiều kinh nghiệm, bà
Thương chia sẻ: “Điều trị
tâm lý là quá trình diễn ra
đầu tiên hoặc sau cùng của
cả một quá trình dài điều trị
tâm thần. Chứng quên nếu
điều trị kịp thời ở giai đoạn
nhẹ thì khá đơn giản và
không tốn kém nhưng khi đã
chuyển sang bệnh lý tâm
thần thì việc điều trị vừa cực
kỳ phức tạp lại cho kết quả
rất khiêm tốn”.
“90% những người phát hiện
ra mình hay quên thường
không đủ can đảm đến gặp
bác sỹ tư vấn hoặc đi khám
mong tìm ra gốc bệnh. Con
số này dường như đang tỷ lệ
thuận với số người buộc phải
nhập viện để điều trị những
bệnh như trầm cảm, hoang
tưởng hàng ngày”, bác sỹ
Thanh Thủy, trưởng Khoa
Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng I,
người đang nghiên cứu
chuyên khoa về phục hồi trí
nhớ và điều trị tâm lý cho
biết.
Những người trẻ trong xã hội
hiện đại đang phải đối mặt
với chứng sa sút trí nhớ. Vì
thế, bạn chẳng có lý do gì
mà coi thường nó nếu phát
hiện ra trí nhớ của mình
ngày càng có dấu hiện suy
tàn.
Tuyên chiến với bệnh hay
quên
Chúng đãng trí sẽ chẳng còn
cơ hội kết bạn lâu dài với
bạn nếu bạn thực hiện đúng
những lời khuyên sau:
Ghi chép: Cách tốt nhất để
bạn có thể nhớ cả núi việc
phải làm và hàng tá những
mối quan hệ cần quan tâm là
hãy ghi chép chúng. Máy
tính, điện thoại di động
không thể giúp ích cho bạn
nhiều hơn những cuốn sổ,
mảnh giấy. Ghi ra giấy từng
công việc cụ thể, thời gian,
địa điểm thực hiện, và xếp
thứ tự ưu tiên, bạn sẽ dễ
dàng giải quyết chúng hơn.
Ghi chép không chỉ là thêm
một lần bắt não bộ “nhập
tâm” mà còn là công cụ giúp
bạn kiểm soát và bao quát
công việc một cách tốt nhất.
Ngăn nắp, khoa học: Ngăn
nắp, gọn gàng, sắp đặt mọi
thứ đúng vị trí của nó không
chỉ khiến bạn bớt được thời
gian tìm kiếm khi cần mà còn
tránh cho bạn bị rối tung lên
và bị phân tán tư tưởng.
Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có
lịch làm việc hàng ngày,
hàng tuần rõ ràng, cụ thể để
thực hiện và đánh giá, tổng
kết cuối ngày, cuối tuần
không chỉ khiến bạn làm việc
khoa học hơn mà còn giúp
bạn tránh bỏ sót công việc.
Sức nguời có hạn nên bạn
cần tránh ôm đồm nhiều việc
cùng lúc, hãy cố gắng làm
đến nơi đến chốn từng việc
và khi hoàn thành rồi thì dù
hay hay dở cũng tạm quên
chúng đi để bắt tay vào việc
mới. Ám ảnh dằn vặt mình vì
một thất bại đã qua chỉ khiến
bạn bị phân tâm, thiếu tập
trung với việc đang làm, và
hệ quả sẽ là thất bại khác
nối tiếp.
Nghỉ ngơi, thư giãn: Chứng
sa sút trí nhớ có quan hệ mật
thiết với tình trạng thiếu ngủ
và stress vì vậy bạn cần ngủ
đủ giấc, và nghỉ ngơi, thư
giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi
có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn
nhiều việc nằm dài trên sofa
xem tivi vì trong khi dạo
chơi, máu được cung cấp
thêm ôxy, giúp não hoạt
động mạnh hơn.
Vận động thân thể: Thể dục
thể thao không chỉ giúp rèn
luyện thể lực mà còn cải
thiện trí lực bởi nó thúc đẩy
khí huyết lưu thông, tăng
cường chuyển hóa và gia
tăng tuần hoàn não, cân
bằng tâm trạng. Những môn
thể thao ngoài trời như bơi,
đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí
nhớ hơn những môn thể thao
trong nhà. Thiền, Yoga, khí
công dưỡng sinh cũng là
những hoạt động hữu hiệu
ngăn chặn tình trạng lão hóa
của não bộ và cải thiện trí
nhớ
Hiểu đúng tình trạng của
mình: Bạn chẳng nên coi
thường chúng cũng không
nên trầm trọng hóa chứng
hay quên của mình. Đãng trí
đang là một căn bệnh thời
đại chẳng chừa ai, quan
trọng là bạn ý thức được để
phòng và chữa trị nó. Hãy
gặp chuyên gia tâm lý hoặc
bác sỹ để được tư vấn và
chữa trị kịp thời nếu chứng
quên đã bắt đầu ảnh hưởng
xấu tới công việc và cuộc
sống của bạn.
"Thần dược" cho trí nhớ
Óc lợn, trứng chim cút, cá,
tôm tươi...: những thực
phẩm này ngoài giá trị dinh
dưỡng cao còn rất giàu
lecithin và choline, những
chất cần thiết cho cấu trúc
và hoạt động của não bộ.
Hãy bổ sung chúng trong
thực đơn hàng tuần.
Súp lơ, rau chân vịt, cà chua,
cải xanh, giá đỗ, bắp cải..:
chứa nhiều vitamin nhóm B,
C, E và khoáng chất choline,
selenium, lycopene... giúp
tăng khả năng tập trung và
tăng cường trí nhớ. Nên ăn
hàng ngày những loại rau củ
này. Ngoài ra cũng nên ăn
nhiều hành, tỏi bởi hai loại
gia vị này có chứa những vi
chất kích thích các tế bào
não hoạt động mạnh hơn ,
giúp cải thiện trí nhớ.
Táo, lê, cam, quýt, bưởi,
dâu...: giàu boron, sinh tố C
và các khoáng chất giúp cải
thiện tâm trạng, tăng cường
sức đề kháng, chống ôxy
hóa, giúp trí não minh mẫn.
Bổ sung chúng trong thực
đơn hàng ngày.
Hạt sen: Y học cổ truyền cho
rằng hạt sen có công dụng
dưỡng tâm khí, ích trí lực,
cho giấc ngủ ngon. Có thể ăn
dưới dạng canh, chè, cháo
hay trà hạt sen.
Mật ong: Ngoài tác dụng
tăng cường trí nhớ hiệu quả,
nguồn vitamin và khoáng
chất dồi dào trong mật ong
còn rất có lợi cho hệ thần
kinh trung ương. Mỗi ngày
uống hai lần, mỗi lần 1-2 thìa
canh.
Long nhãn: Theo Đông y,
long nhãn ích tâm tỳ, bổ khí
huyết, kiện não, dùng rất tốt
cho người mắc chứng hay
quên do tâm tỳ suy nhược,
khí huyết suy giảm. Có thể
dùng long nhãn nấu thành
chè hoặc cháo ăn trong
ngày.
Nấm linh chi: Linh chi giúp
dưỡng tâm, an thần, ích khí,
bổ huyết, kiện não, ích trí.
Dùng dưới dạng sắc uống
hoặc trà tan.
Nhân sâm: có công dụng đại
bổ nguyên khí, ích trí, rất có
lợi cho việc nâng cao năng
lực hoạt động của não bộ.
Dùng dưới dạng trà hoặc
viên uống.
Theo Anh Khoa