80s toys - Atari. I still have

7 thói quen để có một gia
đình hạnh phúc
Ở xã hội đang phát triển, gia
đình (quan hệ vợ chồng,
quan hệ ông bà, chăm sóc
uốn nắn con cái...) đang biến
dạng một cách quay cuồng.
Chúng ta không thể để mặc
cho gia đình hiện đại bị nhịp
sống mới chôn vùi, lỗi thời
đi... Gia đình càng quan
trọng hơn, phải mạnh mẽ
hơn trước sóng gió kinh tế
đó và được thiết kế, tổ chức,
quản lý với một trình độ mới,
cao hơn.
Cuốn sách được giới thiệu ở
đây là cuốn sách nổi tiếng,
của một triết gia nổi tiếng
thế giới. Nó hướng dẫn bạn
từng bước tạo nên một cuộc
sống gia đình tốt đẹp nhất
phù hợp với thời đại này.Tôi
nghĩ rằng những cuốn sách
của Covey như cuốn sách này
đáng được mỗi người đọc nó
và áp dụng cho cuộc đời
mình, gia đình mình...
Tác giả Steven R.Covey trả
lời câu hỏi "Một gia đình hiệu
quả / hạnh phúc là gì?". Ông
đã ngay lập tức trả lời với
chỉ bốn từ: "a beautiful
family culture" (Nền tảng
một gia đình hạnh phúc).
Việc xây dựng nền tảng này
là một chủ đề từ thuở ban
đầu mà cha mẹ của Covey đã
hướng dẫn ông, bản viết
bằng tay ở phần giới thiệu
khái niệm chung trong quyển
sách bán rất chạy của ông, 7
thói quen dành cho những
người thành đạt.
Covey, một cố vấn kinh
doanh mới đầy uy tín và cũng
là một nhà lãnh đạo quyền
lực, đã được hỏi ý kiến bởi
những nhà lãnh đạo chính trị
và các tập đoàn hàng đầu
thế giới., nhưng nói gần hơn
về gia đình thì ông chỉ đơn
giản là cha của 9 người con.
Ở đây, Covey đã giải thích lại
những thói quen của mình
mà giờ đây đã trở nên nổi
tiếng (Thói quen thứ 1: Chủ
Động, Thói quen thứ 4: Suy
nghĩ theo hướng đôi bên
cùng có lợi, Thói quen thứ 6:
Hiệp lực) để áp dụng vào
việc nuôi dạy con cái và
những vấn đề thuộc về cuộc
sống gia đình.Covey đề xuất
viết một Bản mô tả nhiệm vụ
gia đình, Lấp đầy những
khoảnh khắc đặc biệt với của
gia đình và tăng dần nó lên,
duy trì sự gặp gỡ gia đình
thường xuyên, và lập ra cam
kết chuyển cái "tôi cá nhân"
sang cái chung của gia đình
như là một phương pháp
củng cố hiệu quả gia đình.
Covey là một nhà triết gia
hiện đại, đại tài. Cất giọng
lên và những giai thoại về vợ
và những đứa con của ông ấy
với sự truyền cảm và những
câu chuyện có thật, những
bài học, và những chuyện
ngụ ngôn của chính ông ấy,
ông đã viết nên một quyển
sách với những điều dành
cho tất cả các bậc phụ huynh
mà thực sự muốn nâng cao
sức mạnh và cái đẹp của
chính gia đình họ...
Thói quen thứ 1: Hãy chủ
động (Be Proactive)
Gia đình và những thành viên
trong gia đình thì đều có
trách nhiệm với những lựa
chọn của chính mình và có tự
do lựa chọn trên cơ sở
những nguyên tắc và giá trị
hơn là trên cơ sở cảm tính
hoặc dựa vào hoàn cảnh. Họ
phát huy và sử dụng 4 món
quà độc nhất của con người -
sự tự nhận thức, lương tâm,
trí tưởng tượng, và ý chí độc
lập - và sử dụng sự tiếp cận
"từ trong ra ngoài" để tạo ra
sự thay đổi. Họ lựa chọn
không trở thành những người
bất hạnh, không trở thành
những người phản bội hoặc
không đổ trách nhiệm cho
nhau.
Thói quen thứ 2: Bắt đầu với
những suy nghĩ chín chắn
(Begin with the End in Mind)
Các gia đình sắp đặt tương
lai của họ bằng cách tạo ra
một tầm nhìn lý tính và mục
đích cụ thể cho từng kế
hoạch, dù lớn hay nhỏ. Họ
không chỉ sống ngày này qua
ngày khác mà không có một
mục đích gì rõ ràng trong
tâm trí. Và hình mẫu đỉnh
cao của sự sáng tạo tinh thần
chính là Kết Hôn hay chính là
bản mô tả nhiệm vụ gia đình.
Thói quen thứ 3: Sắp đặt
những việc cần thiết lên trên
hết (Put first things first)
Các gia đình thiết lập và thực
hiện xung quanh những ưu
thế quan trọng nhất của họ
như là bộc bạch cá tính, hôn
nhân và những bày tỏ về sứ
mệnh của gia đình của họ.
Họ có thời gian với gia đình
hàng tuần và một sự thỏa
thuận tăng dần đều khoảng
thời gian đó. Và họ bị chèo
lái theo mục đích chứ không
phải bằng các lịch trình và sự
thúc ép xung quanh họ.
Thói quen thứ 4: Suy nghĩ
theo hướng đôi bên cùng
thắng (Think "win-win")
Các thành viên trong gia đình
luôn suy nghĩ trong giới hạn
có lợi cho nhau. Họ khuyến
khích sự ủng hộ và tôn trọng
lẫn nhau. Họ suy nghĩ một
cách tương thuộc (tương hỗ
và phụ thuộc) lẫn nhau -
"chúng ta" chứ không phải
"tôi" - và ngày càng phát huy
sự thỏa thuận đôi bên cùng
chiến thắng. Họ không nghĩ
theo hướng ích kỷ (thắng -
thua) hoặc như tử vì đạo
(thắng - thua).
Thói quen thứ 5: Lắng nghe
trước để thấu hiểu (Seek
First to understand ... then to
be understood)
Các thành viên trong gia đình
trước tiên lắng nghe chân
thành để hiểu những suy nghĩ
và tình cảm của nhau, sau đó
tìm cách trao đổi một cách
hiệu quả những ý kiến và
cảm xúc riêng của họ. Thông
qua sự cảm thông, họ xây
đắp một mối quan hệ sâu sắc
về lòng tin và tình yêu. Họ
đưa ra những thông tin phản
hồi hữu ích cho nhau. Họ
không từ chối phản hồi lại ý
kiến của nhau và họ cũng
không đòi hỏi mình phải được
hiểu trước tiên.
Thói quen thứ 6: Hiệp Lực
(Synergize)
Các thành viên trong gia đình
phải tự trau dồi tình cảm của
riêng mình đồng thời củng cố
tình thân gia đình, bằng cách
tôn trọng và đánh giá những
khác biệt của nhau, cả một
tập thể sẽ lớn mạnh hơn
từng cá thể riêng lẻ. Họ cùng
nhau xây dựng một sự giáo
dục giải quyết rắc rối cho
nhau và nắm bắt cơ hội. Họ
khuyến khích sự chăm sóc về
mặt tinh thần của gia đình
như sự yêu thương, học tập
và sự trung vai gánh vác. Họ
không đi đến sự thỏa hiệp
(1+1=1½ ), hay chỉ là phép
cộng đơn thuần (1+1=2) mà
chỉ đi đến sự hợp tác sáng
tạo (1+1=3.. hoặc hơn thế
nữa).
Thói quen thứ 7: Mài cưa sắc
(Sharpen the Saw)
Gia Đình tăng hiệu lực của nó
thông qua những đặc tính
thường xuyên và đổi mới gia
đình ở bốn lĩnh vực cơ bản
của cuộc sống: vật lý, xã hội/
tình cảm, tinh thần, và lý trí.
Họ thiết lập truyền thống mà
từ đó khuyến khích tinh thần
của gia đình đổi mới.
Theo Hanoi Software Jsc.
Tất cả kho tàng trên trái đất
này không thể nào sánh bằng
hạnh phúc gia đình.
-Calderon-